Giá cost đồ uống là gì? 3 cách tính giá cost đồ uống phổ biến nhất hiện nay

11/11/2023 11:41

Lướt bài viết trong hàng loạt các trang web, group liên quan đến chủ quán cà phê, kinh doanh đồ uống,… hẳn là bạn sẽ thấy được thuật ngữ "giá cost đồ uống" được rất nhiều người dùng. Vậy bạn đã biết chính xác ý nghĩa của giá cost đồ uống cũng như cách tính của nó hay không?

Trong bài viết này, hãy cùng Uniblend tìm hiểu về giá cost đồ uống là gì và 3 cách tính giá cost đồ uống phổ biến nhất hiện nay nhé!

I. Giá cost đồ uống là gì?

Giá cost đồ uống (drink cost) là giá bán của mỗi món đồ uống của quán café, nhà hàng,… Giá cost của đồ uống phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu, dịch vụ, nhân công và rất nhiều chi phí khác nhau. 

Giá cost đồ uống giữa các món không giống nhau và có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, giá nguyên liệu,… Mỗi quán café, nhà hàng lại có cách tính giá cost khác nhau nên cùng một loại đồ uống nhưng ở quán này sẽ có giá đắt hơn hoặc rẻ hơn quán khác là chuyện bình thường. 

3 cách tính giá cost phổ biến nhất hiện nay gồm:
- Dựa vào chi phí và lợi nhuận của quán
- Dựa theo "tỷ lệ vàng" 35%
- Dựa theo cung/cầu và mức độ cạnh tranh

Để tìm hiểu rõ hơn về 3 cách tính này, các bạn xem ở những bức ảnh tiếp theo.

II. 3 cách tính giá cost đồ uống phổ biến nhất hiện nay

1. Dựa vào chi phí và lợi nhuận của quán

Với cách tính theo chi phí và lợi nhuận của quán, bạn sẽ tính giá cost đồ uống theo công thức: P = C + (I + V)/m + X.

Trong đó:
P: Giá bán trên menu 
C: Chi phí giá vốn ly nước
I: Chi phí quản lý + vận hành + marketing 
V: Số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng trong 1 tháng
m: Hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng (m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn)
X: Lợi nhuận mong muốn

V sẽ được tính theo công thức V = (v+a.n.v)/n
v: Vốn đầu tư ban đầu
a: Lãi suất ngân hàng/lãi vay
n: Dự trù số tháng hòa vốn (dựa vào số năm/tháng ký kết hợp đồng với chủ nhà)

Ví dụ: 

1 cốc café nâu có giá vốn C là 5000đ. 
Tổng chi phí quản lý, vận hành, marketing I = 20 triệu/tháng.
Tổng chi phí đầu tư quán ban đầu là 100 triệu (v) đã bao gồm chi phí hoàn thiện quán và các chi phí phát sinh khác. Vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi là 12%/năm, không có thêm chi phí cơ hội vì không đầu tư lĩnh vực khác. Ký hợp đồng 24 tháng với chủ nhà (n=24) => V = (100.000.000+ 24.000.000)/24 =5.166.000 VNĐ/tháng.
Doanh số kỳ vọng là 50 ly/ngày tương đương m=1500 ly/tháng. 
Lợi nhuận mong muốn là X = 5000 vì xung quanh không có nhiều quán cạnh tranh.

>>> Đưa các dữ kiện vào công thức, ta có giá cost đồ uống P = 27000VNĐ.

2. Dựa theo "tỷ lệ vàng" 35%

Nếu các chủ quán thấy cách tính theo chi phí và lợi nhuận quá khó nhằn thì các chủ quán hoàn toàn có thể tính giá cost theo chi phí nguyên liệu. Khi đó: Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu / % chi phí nguyên liệu.

Tỷ lệ phần trăm chi phí nguyên liệu sẽ dao động trong khoảng 20 - 50% tùy vào quy mô của quán café, nhà hàng. Thường thì tỷ lệ này sẽ rơi vào mức 35% và đây cũng là con số được hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống lựa chọn và coi nó là "tỷ lệ vàng". 

Ví dụ: Giá vốn chi phí nguyên liệu của 1 ly sinh tố xoài là 12.000. Chi phí nguyên liệu là 35%. Vậy giá cost của ly sinh tố xoài sẽ là 12000/35% = 34000VNĐ/ly.

3. Dựa theo cung - cầu và mức độ cạnh tranh

Dựa theo quy luật cung - cầu: cung nhiều thì cầu ít và cung ít thì cầu nhiều, bạn có thể định giá đồ uống cao hơn hoặc thấp hơn so với giá sau khi tính toán dựa theo chi phí hoặc tiêu chuẩn thực phẩm. 

Đối với những loại đồ uống được yêu thích, tạo nên thương hiệu của quán thì bạn có thể để giá cao hơn bởi nhu cầu của khách hàng đối với loại đồ uống này rất cao. 

Trường hợp nếu địa điểm quán của bạn ở những đoạn đường đắt giá, đối thủ cạnh tranh nhiều thì giá cost đồ uống sẽ tương đương hoặc thấp hơn đối thủ. Đây là điều dễ hiểu bởi với lượng cung đồ uống nhiều, nhu cầu của khách hàng đối với loại đồ uống đó sẽ ít đi. Chiến lược giá tốt sẽ giúp thu hút khách hàng, tuy nhiên bạn cũng cần tính toán cho phù hợp với các chi phí khác để tránh bị lỗ.
.
Mong rằng sau khi đọc kỹ bài viết của Uniblend thì các bạn đã biết cách tính giá cost đồ uống cho quán của mình. Hãy theo dõi các bài viết khác của Uniblend về chủ đề F&B bạn nhé!

-----------------

Để mua các sản phẩm của Uniblend, các bạn mua hàng trực tiếp trên website, liên hệ thông qua hotline, inbox fanpage hoặc mua trực tiếp tại mall của Uni Việt Nam tại các sàn Shopee và Lazada. 

- Hotline: 19009207 - CSKH: 0985.357.833

- Fanpage: Uniblend Việt Nam hoặc Uni Việt Nam

- Shopee: https://shopee.vn/uni_official_store

- Lazada: https://bit.ly/3CGER7q

------------- 

UNIBLEND - Thương hiệu hàng đầu cung cấp máy móc và thiết bị pha chế

1. Địa chỉ: 

- Tầng 2, Tòa B, Chung cư Đồng Phát Parkview Tower, KCN Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội.

- Số 2 đường Thuỷ Lợi, phường Phước Long A, Quận 9, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

2. Hotline: 19009207 - CSKH: 0985.357.833

3. Website: uniblend.vn  - univietnam.vn

4. Email: info@univietnam.com.vn

BÌNH LUẬN CỦA BẠN